logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

Thép xây dựng

Chi phí nguyên liệu của các doanh nghiệp thép Việt Nam có độ nhạy với giá quặng sắt lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trên thế giới. Chính vì vậy, thông tin giá quặng sắt sụt giảm trở lại khiến cho các doanh nghiệp thép trong nước hết sức vui mừng.

Sau khi chạm đáy tại vùng giá 40 USD/tấn vào cuối năm 2015, giá quặng sắt phục hồi nhanh chóng, trở về xấp xỉ 66 USD/tấn vào quý 2/2016. Đến tháng 10/2016, giá quặng sắt giảm trở lại tại vùng 55-60 USD/tấn.

Xu hướng giảm là tất yếu

Sự phục hồi của giá quặng sắt trong nửa đầu năm được cho là đến từ hoạt động đầu cơ trên sàn giao dịch hàng hóa tại Trung Quốc khi nhà đầu tư mua vào để đóng trạng thái bán khống trước đó. Ngoài ra, các doanh nghiệp thép bước vào chu kỳ nhập nguyên liệu để sản xuất khiến nhu cầu tăng trở lại.

Hiện thị trường quặng sắt dần phân hóa, tập trung về các nhà sản xuất lớn. Trung Quốc có trữ lượng mỏ quặng sắt lớn lên tới 7 tỷ tấn (đã điều chỉnh cho hàm lượng quặng). Tuy nhiên, chất lượng quặng khá kém, không phù hợp để luyện gang, khiến cho chi phí xử lý khá cao so với các đối thủ khác. Điều này một phần lý giải Trung Quốc là nhà nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới bất chấp việc có trữ lượng lớn cùng công nghệ khai thác khá tiên tiến.

Ở chiều ngược lại, những nhà sản xuất lớn nhất thế giới bao gồm Rio Tinto, BHP Billiton (Úc) và Vale (Brazil) với lợi thế chi phí sản xuất thấp, mỏ quặng chất lượng cao hơn so với các nhà sản xuất Trung Quốc tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trong thời kỳ giá quặng giảm sâu như hiện nay, chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu lớn trên thế giới.

Hiện tại, nguồn cung quặng sắt được dự báo tiếp tục dồi dào trong năm 2017, vói sự đóng góp sản lượng từ Úc và Brazil. Theo báo cáo từ Citigroup, sản lượng đóng góp từ 2 nhà sản xuất lớn nhất là Úc và Brazil sẽ tăng thêm 208 triệu tấn trong 4 năm tới, nâng mức dư cung từ 20 triệu tấn trong năm nay lên tới hơn 58 triệu tấn trong năm tới. Như vậy, các nhà sản xuất tại Úc và Brazil đang có lợi thế về chi phí sản xuất. Theo đó, việc tiếp tục tăng cường công suất để nhanh chóng chiếm thị phần sẽ diễn ra trong những năm tới.

Từ những luận điểm về cung cầu như trên, các chuyên gia phân tích của CTCK Vietcombank (VCBS) dự báo, quặng sắt sẽ sớm giảm trở lại bởi nguồn cung dồi dào khi một loạt các doanh nghiệp lớn tại các nước tăng công suất để giành thị phần; nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm, trong khi đó nguồn cầu từ Ấn Độ vẫn chưa đủ để bù đắp cho sự sụt giảm đó; khả năng Úc và Brazil bắt tay cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá quặng là không lớn trong năm tới.

Hưởng lợi từ giá phôi thép

Theo thống kê, chi phí nguyên liệu của các doanh nghiệp nội địa sử dụng lò cao có độ nhạy với giá quặng sắt lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trên thế giới do mức độ tiêu thụ còn khá lớn. Theo ước tính của VCBS, với giả định giá than cốc tại vùng 220USD/tấn, thay đổi 1% của giá quặng sắt khiến chi phí sản xuất 1 tấn thép bằng công nghệ lò cao tại Việt Nam giảm khoảng 0,44%. Trong khi đó, con số này thấp hơn đối với tại các khu vực khác như Bắc Mỹ (0,375%), châu Âu (0,41%) và Trung Quốc (0,42%).

Có thể thấy, chi phí sản xuất tại Việt Nam có độ nhạy khá cao đối với biến động giá quặng sắt, chưa kể tới rủi ro từ chênh lệch tỷ giá do phần lớn quặng sắt trong nước đều phải nhập khẩu. Cụ thể, giá quặng sắt sẽ tác động trực tiếp lên chi phí nguyên liệu và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất lò cao (BOF).

Trong khi đó, giá quặng sắt ảnh hưởng gián tiếp lên doanh nghiệp thép lò hồ quang điện (EAF) và doanh nghiệp sản xuất tôn mạ. Xu hướng hiện nay của thế giới là chuyển dịch dần sản lượng sản xuất từ BOF sang EAF. Mặc dù chi phí sản xuất của EAF cao hơn BOF khoảng 10% nhưng trong tình hình dư cung thép thành phẩm và hoạt động dưới công suất, EAF tỏ ra hiệu quả hơn nhờ tính linh hoạt trong vận hành.

Đối với các doanh nghiệp tôn mạ. Về bản chất, các doanh nghiệp trong nước đều phải nhập thép cán nóng (HRC) về cán, sau đó gia công thành sản phẩm tôn. HRC có sự vận động cùng chiều với giá quặng sắt do HRC là thành phẩm tiêu thụ trực tiếp.

Do vậy, việc HRC giảm giá theo quặng sắt có thể dẫn tới sự suy giảm giá bán thành phẩm tôn. Thế nhưng, nhờ khả năng điều chỉnh chính sách tồn kho và giá bán theo điều kiện thị trường, vấn đề của các doanh nghiệp tôn hiện nay không nằm ở cạnh tranh chi phí sản xuất. Lợi nhuận của các doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng bán hàng và công suất sản xuất.

Nguồn tin: Cafef