logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

Tôn mạ màu

Cơ quan về chống bán phá giá của Indonesia vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với tôn màu nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) hôm 26-12.

Cụ thể, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) hôm 23-12 ra thông báo về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

Cuộc điều tra này sẽ được tiến hành trong vòng 12 tháng tới, và có thể gia hạn thành 18 tháng nếu cần thiết.

Quyết định này được đưa ra sau khi KADI xem xét đơn kiện từ Công ty PT NS BlueScope Indonesia. Sản phẩm tôn màu bị điều tra có mã HS là 7210.70.10.00, 7212.40.10.00, và 7212.40.20.00.

Theo số liệu được đưa ra trong thông báo của KADI, trong giai đoạn từ tháng 7 năm ngoái đến tháng 6-2016, nước này đã nhập khẩu 224.120 tấn tôn mạ màu, trong đó lượng nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc là 196.191 tấn, tức chiếm 87,5%.

Sản phẩm tôn mạ màu của Việt Nam hiện cũng bị Thái Lan điều tra chống bán phá giá, xuất phát từ đơn kiện của Công ty NS Bluescope tại Thái Lan, và có nguy cơ bị áp thuế CBPG từ 4,51% đến 60,26%.

Ngoài tôn mạ màu, nhiều sản phẩm thép khác của Việt Nam cũng bị một số nước ASEAN kiện áp dụng thuế chống bán phá giá, như ống thép không gỉ (tại Thái Lan), tôn lạnh (Thái Lan), thép cuộn cán nguội (Malaysia), thép không gỉ cuộn nguội (Malaysia),…

Trước đó, vào tháng 3-2016, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia cũng ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát hoàng hôn (sunset review) đối với biện pháp chống bán phá giá thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo đó, cơ quan này đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá thêm 5 năm đối với các quốc gia/vùng lãnh thổ trên, trong đó doanh nghiệp thép Việt Nam chịu thuế CBPG từ 12,3% đến 27,8%.

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, thép hiện là sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài kiện áp dụng biện pháp CBPG nhiều nhất. Tính đến hết tháng 5-2016, có tổng cộng 25 vụ kiện phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép của Việt Nam (trong đó có đến 18 vụ kiện CBPG). Các vụ kiện chống bán phá giá mà các nước Đông Nam Á (ASEAN), như Thái Lan, Malaysia, tiến hành đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu nhắm vào các sản phẩm thép.

Nguồn tin: KTSG