logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

Doanh nghiệp thép

Nhìn chung sau 6 tháng, ngành thép vẫn đạt được sự tăng trưởng nhất định, nhiều doanh nghiệp thép báo lãi lớn. Tuy nhiên, áp lực từ hàng tồn kho giá cao dẫn đến kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp còn đáng lo ngại.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép (VSA), 6 tháng đầu năm, tình hình sản xuất và tiêu thụ của các thành viên khá tích cực. Cụ thể, sản xuất đạt 11,74 triệu tấn, tăng 24,8% so với cùng kỳ 2017; sản lượng bán hàng đạt 10,61 triệu tấn, tăng 36,2%.

Nhiều doanh nghiệp thép báo lãi lớn

Dẫn đầu phải kể đến Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) với 14.430 tỷ doanh thu và 2.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 34% và 43% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, HPG đạt doanh thu 27.595 tỷ đồng, tăng 30%, lãi sau thuế 4.425 tỷ đồng, tăng 27% so với nửa đầu năm 2017.

Hòa Phát cho biết đây là kết quả khả quan khi đặt trong bối cảnh dừng lò cao số 2 để bảo dưỡng, thay thế thiết bị suốt 2 tháng; nhóm ngành thép duy trì sản lượng bán hàng ở mức cao, ổn định chính là động lực tăng trưởng thời gian qua.

Lãi lớn còn có Thép Pomina (mã POM) với lợi nhuận sau thuế tăng 174% đạt 164 tỷ đồng. Lũy kế nửa đầu năm, POM đạt doanh thu 6.636 tỷ đồng, tăng 30%; lãi sau thuế 374 tỷ đồng, tăng 41%.

Theo Pomina, kết quả kinh doanh tăng mạnh quý II là nhờ chi phí sản xuất ngày càng giảm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty mẹ và công ty con, thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng.

Xếp ngay sau Pomina trong danh sách các doanh nghiệp thép lãi lớn trong quý II là Nam Kim Group (mã NKG). 6 tháng đầu năm 2018, NKG ghi nhận 7.877 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 43,5% so tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm 34% so với nửa đầu năm ngoái, đạt 230 tỷ đồng.

Riêng trong quý II, NKG tạo ra 4.291 tỷ doanh thu thuần, tăng 39% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do biến động tỷ giá ngoại tệ nên chi phí tài chính tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế thu về giảm sâu so với cùng kỳ, còn gần 109 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 44%.

Một doanh nghiệp khác là Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC) cũng ghi nhận kết quả tăng tốt sau nhiều quý suy giảm. Theo đó, sản lượng bán hàng quý II của SMC tăng 19%, giá thép ổn định và cao hơn bình quân cùng kỳ năm trước 35% đã đẩy doanh thu tăng 64% so với cùng kỳ, đạt 4.892 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về 87,2 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu SMC đạt 8.155 tỷ đồng, tăng 40% đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng đạt 161 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 3,4% so với cùng kỳ.

Nỗi lo về hàng tồn kho giá cao

Thực tế có tới 5 doanh nghiệp thép tăng trưởng âm trong kỳ vừa qua. Điểm chung của các doanh nghiệp này là tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản ngắn hạn đều cao ngất ngưởng. Khi giá thị trường đi xuống, bài toán giá vốn từng là động lực giúp doanh nghiệp thép thắng lớn giai đoạn 2016-2017 giờ trở thành vấn nạn cho những đơn vị trữ hàng tồn trước dự báo thị trường tăng.

Cụ thể, "ông lớn" Nam Kim Group (NKG) dù hưởng lợi từ chu trình sản xuất ngày càng khép kín giúp doanh thu tăng 39%, nhưng giá nguyên liệu đầu vào cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao khiến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ còn gần 309 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2018 giảm 34% so với cùng kỳ.

Thời điểm 30/06, hàng tồn kho của Nam Kim lên đến 3.848 tỷ đồng, chiếm 70% tài sản ngắn hạn.

Một cái tên khác cũng chịu ảnh hưởng lớn từ áp lực của hàng tồn kho là Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG). Đến 30/06, HSG ghi nhận gần 8.338 tỷ đồng hàng tồn kho. Giá vốn hàng bán tăng vọt 51% lên 9.294 tỷ đồng đã kéo lãi gộp xuống còn 1.031 tỷ đồng, giảm gần 6% cùng kỳ dù doanh thu thuần đã tăng 43% so với cùng kỳ lên 10.325 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, Hoa Sen ghi nhận 82,85 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III/2018, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số lợi nhuận thấp nhất của doanh nghiệp kể từ quý 3/2014 tới nay. Lũy kế 9 tháng, Hoa Sen đạt doanh thu 25.876 tỷ đồng, tăng 35% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh 55% xuống còn 512 tỷ đồng.

Chịu tác động mạnh từ giá vốn còn có Thép Dana – Ý (mã DNY) với tổng hàng tồn kho tính đến cuối quý 2 là 756 tỷ đồng, chiếm đến hơn 80% tài sản ngắn hạn.

Hay Thép Tiến Lên (mã TLH) cũng có tỷ trọng hàng tồn cao ngất ngưởng ở mức 70% tài sản ngắn hạn, tương đơng 2.019 tỷ đồng. Cả DNY và TLH đều đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận kỳ vừa qua với mức giảm lần lượt -50% và -42,9%.

Dù vẫn đạt tăng trưởng lợi nhuận dương trong kỳ nhưng Gang thép Thái Nguyên (Tisco, mã TIS) cũng chịu gánh nặng lớn đến từ hàng tồn kho.

Hết quý II/2018 lượng hàng tồn kho của TIS tăng đột biến 800 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức 2.826 tỷ đồng, trong đó riêng tồn kho nguyên vật liệu tăng gần 600 tỷ đồng, lên 1.748 tỷ đồng và tồn kho thành phẩm tăng 190 tỷ đồng, lên trên 1.040 tỷ đồng.

Kết quả 6 tháng đầu năm, dù doanh thu TIS vẫn tăng 34,6% so với cùng kỳ, đạt 5.802 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nên lợi nhuận gộp còn hơn 294 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ 41 tỷ đồng, giảm 43%so với cùng kỳ.

Nguồn tin: Bizlive