logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI

Thị trường thép thế giới tiếp tục xu hướng yếu trong tháng 6 do nguồn cung dư thừa và nhu cầu nghèo nàn. Xu hướng này dự kiến sẽ vẫn tiếp tục trong ngắn hạn. Cả người sử dụng cuối cùng và các trung tâm dịch vụ đều giữ mức dự trữ thấp và chỉ mua các hợp đồng đã ký kết.

Hiệp hội Thép Thế giới (WSA)  cho biết sản lượng thép thô thế giới tại  63 quốc gia đạt 136 triệu tấn (Mt) trong tháng 5 năm 2013, tăng 2,6% so với tháng 5 năm 2012.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 5/2013 là 67,0 triệu tấn, tăng 7,3% so với tháng 5/2012. Tại những khu vực khác ở châu Á, Nhật Bản sản xuất 9,6 triệu tấn thép thô tháng 5 năm 2013, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép thô của Hàn Quốc là 5,5 Mt, giảm 7,1%.

Tại EU, Đức sản xuất 3,7 triệu tấn thép thô tháng 5/2013, giảm 1,5% so với tháng 5/2012. Sản lượng thép thô của Ý là 2,3 triệu tấn, giảm 11,1% vào tháng 5/2012.Sản lượng thép thô của Pháp là 1,4 triệu tấn, giảm 3,5%n so với tháng 5 năm 2012. Tây Ban Nha sản xuất 1,4 triệu tấn thép thô, tăng 4,3% so với tháng năm 2012.Sản lượng thép thô của Thổ Nhĩ Kỳ là 3,0 triệu tấn, giảm 2,0% so với tháng 5 năm 2012. Nga sản xuất 6,1 triệu tấn thép thô, tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép thô của Ukraina đạt 2,8 triệu tấn, ít hơn 6,5%so vớitháng 5 năm 2012. Mỹ sản xuất 7,5 triệu tấn thép thô tháng 5 năm 2013, giảm 4.9%. Brazil sản xuất 3,0 triệu tấn sản xuất thép thô, tăng 5,5%.

Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất thép của 63 quốc gia trong tháng 5 năm 2013vẫn gần như không đổi ở mức 79,6% so với 80,0% trong tháng 4 năm 2013. So với tháng 5 năm 2012, giảm 0,9 %.

Dưới đây là đồ thị chỉ số giá thép thế giới do SteelHome đưa ra: từ trên xuống dưới là chỉ số giá thép dài, giá thép trung bình và thép dẹt thế giới, thời gian từ 20/06/2012 đến 20/06/2013. Đồ thị cho thấy giá thép tiếp tục sụt giảm mạnh trong tháng 6.

Thị trường thép châu Âu:

Thị trường thép châu Âu vẫn ảm đạm trong tháng 6, nhu cầu tiêu thụ thép dẹt yếu, giá không có dấu hiệu hồi phục mặc dù chi phí sản xuất tăng. Thị trường trong tình trạng dư thừa cung do nhiều lò nung tái khởi động vào đầu năm nay. Cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp châu Âu và ít có cạnh tranh từ nước thứ 3. Các nhà máy thép châu Âu đang tìm cách tăng giá để cải thiện lợi nhuận.

Giá thép tại châu Âu đã đạt mức thấp nhất 39 tháng qua trong tháng 6. Dự kiến giá sẽ còn tiếp tục chạm đáy trong vài tháng tới. Nhiều nhà máy sẽ tăng thêm thời hạn đóng cửa trong mùa hè này.

Các biện pháp khắc khổ của chính phủ tại hầu hết các nước EU đã tác động tới ngành chế tạo và xây dựng với nhu cầu tiêu thụ thép đang phải chịu kết quả này. Kết quả là nhu cầu từ các ngành công nghiệp châu Âu không đủ để hỗ trợ sản xuất hiện nay. Việc giảm công suất là cần thiết để hồi phục cán cân cung/cầu. Tuy nhiên, các nhà máy chế tạo thép dường như vẫn chưa sẵn sàng giảm sản xuất.

Cuối tháng 6, giá thép dây cán nóng giao tại nhà máy đã giảm còn 440 euro/tấn tại thị trường Bắc Âu, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2010. Nhà máy ThyssenKrupp đã có dự định tăng giá thép đầu tháng này song đã thất bại do nhập khẩu giá thấp. Tuy nhiên, các nguồn tin công nghiệp cho biết các nhà máy thép châu Âu vẫn đang cố gắng tăng giá để cải thiện lợi nhuận.

Kinh tế Đức tuy vẫn khá tốt song vẫn yếu so với năm 2012. Không có sự cải thiện thực tế về nhu cầu tiêu thụ thép, khiến các nhà máy phải giảm giá tiếp tục. Một số khách hàng yêu cầu giảm giá hơn nữa trong quý 3. Khách mua chỉ mua đủ dùng và từ chối tái thiết các kho dự trữ.

Tại Italia, sản xuất của các nhà máy giảm, nhu cầu tiêu thụ yếu cả trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Hoạt động thương mại nội địa thấp và có rất ít hợp đồng lớn. Phần lớn công ty tập trung vào giảm dự trữ xuống mức thấp tối thiểu.

Tại Anh, nguồn cung dư thừa song nhu cầu đã hồi phục. Một số nhà phân phối đã cải thiện hoạt động bán so với nửa cuối năm 2012.

  Thị trường thép châu Mỹ:

Giá thép dẹt tại Bắc Mỹ tiếp tục giảm, nhu cầu nhìn chung vẫn yếu. Người sử dụng cuối cùng và các trung tâm dịch vụ đều có mức dự trữ thấp và chỉ mua các hợp đồng đã ký kết. Các nhà sản xuất các sản phẩm thép dài đã không thể giữ được mức giá cao đã tăng hồi tháng 4 do hoạt động bán giảm.

 Tại Mỹ, có ít nhất 3 nhà sản xuất lớn của Mỹ đã tăng giá cơ bản đối với tấm mỏng trong tháng này do lượng hàng tồn kho và sản lượng hàng hóa trên thị trường cơ sở ở mức thấp đồng thời công ty AK Steel mới đây cũng đã thông báo kế hoạch cắt giảm sản xuất đối với lò luyện sắt ở Middletown, Ohio.

ArcelorMittal và Nucor đã thông báo tăng giá cơ bản của sản phẩm thép dẹt cacbon tăng thêm 20 USD/tấn ngắn. Severstal North America đã thông báo trong thư chào bán HRC và CRC đến khách hàng có giá cơ bản thấp nhất lần lượt là 655 USD/tấn ngắn và 755USD/tấn ngắn.

          Severstal cũng đã chốt giá quyền chọn. Theo đó HRC có thể được chốt trong suốt tháng 09 ở mức 675 USD/tấn ngắn, trong khi giá tháng 12 là 695 USD/tấn ngắn. Còn giá CRC được chốt trong suốt tháng 09 là 775 USD/tấn ngắn và trong tháng 12 là 795 USD/tấn ngắn.

           Tại Platts  cuối tháng 6, giá HRC tăng từ mức 610-630 USD/tấn ngắn lên 620-640 USD/tấn ngắn. CRC cũng tăng từ 710-730 USD/tấn ngắn lên 720-740USD/tấn ngắn. Đây là giá chuẩn đến Trung Tây (Indiana) xuất xưởng cơ bản.

Thị trường thép châu Á:

Giá thép trung bình tại châu Á, tính theo USD, đã giảm trong tháng 5 và 6. Giá mua tại các nhà máy tại Trung Quốc giảm trong 4 tháng liên tiếp cho đến tháng 6 do điều kiện nghèo nàn trên thị trường nội địa, các nhà xuất khẩu đã giảm giá cho khách hàng nước ngoài. Tại Nhật Bản, giá  nhu cầu từ các ngành xây dựng và công trình dân dụng gia tăng. Chính sách kinh tế mới của chính phủ và chính sách nới lỏng tiền tệ đang hỗ trợ thị trường. Việc giảm giá tiếp tục đồng nội tệ so với đồng USD đã nâng đỡ xuất khẩu. Hoạt động bán vẫn yếu tại Hàn Quốc. Tình hình này dự kiến sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm nay.

Hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc đã tác động mạnh tới thị trường khiến các nhà máy nội địa phải tăng giá triết khấu hơn nữa. Xuất khẩu cũng giảm cả giá và khối lượng. Giữa tháng 6, giá thép thanh vằn giao kỳ hạn ở Thượng Hải giảm xuống mức thấp trong 9 tháng gần đây khi các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc-nhà tiêu thụ thép lớn nhất vẫn chưa thể phục hồi.

          Gía thép cây giao kỳ hạn tháng 10 tại thị trường Shanghai Futures Exchange (SHFE) giảm xuống còn 3.382 NDT/tấn ( 551 USD/tấn), mức giá thấp nhất kể từ ngày 7/9.

Từ giữa tháng 6, thị trường thép Trung Quốc đã bắt đầu ấm dần lên khi cả giá quặng sắt lẫn thép cuôn cán nóng đều tăng trở lại, làm đòn bẩy cho sự khởi sắc của thép cuộn cán nguội CRC.

Các thương nhân cho biết tình hình thị trường đã được cải thiện do giá quặng sắt và thép cuộn cán nóng HRC tăng, nhưng như vậy là chưa đủ để có thể giúp giá CRC kéo dài được đà tăng. Thêm vào đó, Baosteel, Wuhan Iron & Steel và Anshan Iron & Steel đều đã cắt giảm giá CRC giao tháng 7, cho thấy nhu cầu CRC không chắc có thể cải thiện trong 2 tháng này( tháng 6-7)

          Mặc dù hầu hết các thương nhân trong nước không mong đợi đẩy được giá CRC lên trong suốt mùa tiêu thụ thấp điểm khi mà các nhà máy vẫn không chịu cắt giảm sản lượng, thì các nhà xuất khẩu Trung Quốc lại trở nên thận trọng hơn trong việc chào giá. 

 Mặc dù biết thuyết phục người mua chấp nhận mức giá giao dịch cao trên 570 USD/tấn FOB là rất khó khăn, nhưng các nhà sản xuất vẫn từ chối chào bán với mức giá thấp vì cho rằng khả năng CRC nội địa có thể tăng và đẩy giá CRC xuất khẩu tăng theo, các thương nhân nói.

II.THỊ TRƯỜNG QUẶNG SẮT THẾ GIỚI:

Sau khi rớt giá xuống còn mức thấp nhất 7 tháng qua là 110- 112 USD/tấn vào cuối tháng 5, giá đã dần hồi phục trong tháng 6. Cuối tháng 6, giá quặng Úc được niêm yết từ 141-143 USD/tấn, giá CFR, quặng Newman giữ ở mức 144-146 USD/tấn.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% tăng lên mức 143,1 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 22/11. So với đầu năm, giá đã tăng 2,4%. Dự đoán giá quặng sẽ vượt 160 USD/tấn trong quý 1/2014, mặc dù vẫn còn thiếu các yếu tố hỗ trợ.

Các thương nhân Trung Quốc dần quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ Tết, một số vẫn chờ đợi giá ổn định trước khi quyết định mua vào.

Triển vọng mờ mịt của nhu cầu thép tại Trung Quốc khiến các nhà máy hạn chế mua quặng từ cuối năm ngoái và còn tiếp tục trong đầu năm nay. Một nhà nhập khẩu quặng cho biết, nhu cầu thép không phải là thấp nhưng tăng chậm, đó là lý tại sao các nhà máy không dự trữ nhiều quặng sắt. Bên cạnh đó giá vận chuyển đường biển quá cao nên họ lựa chọn mua nguyên liệu có sẵn, với khối lượng nhỏ hơn từ các cảng nội địa. Các hợp đồng mua bán thép thanh được giao dịch nhiều nhất tại sàn Thượng Hải tăng 0,3%, đóng cửa tại mức 4.332 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,2% tính từ đầu tuần.

Sang tháng 7/2013, Trung Quốc sẽ hủy bỏ hệ thống cấp phép nhập khẩu quặng sắt trước đây trong nỗ lực mở cửa hơn nữa thị trường này và tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp thép vừa và nhỏ trong nước. Cùng với tuyên bố gần đây của Thủ tướng Lý Khắc Cường rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm sự can thiệp của chính phủ vào thị trường này và đơn giản hóa những thủ tục trong nhiều lĩnh vực, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bắt đầu từ ngày 1/7 các công ty có thể xin giấy phép nhập khẩu quặng sắt và ôxít nhôm qua mạng Internet, nhằm thúc đẩy thương mại tự do và cung cấp những thủ tục thuận tiện hơn.

Trong ngắn hạn chính sách mới này dự kiến sẽ không tác động nhiều tới thị trường và giá quặng sắt, nhưng về lâu dài sẽ có lợi cho cả ngành thép và quặng sắt của Trung Quốc vốn đang chịu sức ép do nhu cầu giảm sút và giá giảm.

Thị trường quặng sắt thế giới giảm mạnh giá trong tháng này do lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc, khách mua lớn nhất thế giới, sẽ gây giảm nhu cầu tiêu thụ trong khi nguồn cung toàn cầu gia tăng.

Giá quặng sắt giao ngay của Trung Quốc giảm còn 123 USD/tấn quặng khô vào cuối tháng 5. Như vậy là giá quặng sắt đã giảm tới 21% so với mốc kỷ lục 16 tháng mới lập được hồi tháng 2. Trong khi sản lượng quặng sắt của nước này vẫn tiếp tục tăng đạt tổng cộng 110,53 triệu tấn trong tháng 4/2013, tăng 15,7% so với cùng tháng năm ngoái.

Dự báo giá quặng sắt sẽ giảm mạnh trong nửa cuối năm nay do nhu cầu tiêu thụ thép yếu tại Trung Quốc. Giá quặng sắt trung bình trong năm nay dự kiến đạt mức 110 -120 USD/tấn. Theo các chuyên gia phân tích tại diễn đàn kim loại của Platts Metals Forum ở New York, giá quặng trong năm tới có thể sẽ theo hướng đi xuống do nguồn cung tăng.

Giá quặng của Standard & Poor trong năm 2013 này được dự đoán sẽ ở mức trung bình 120 USD/tấn cfr Trung Quốc, áp dụng đối với loại 62% Fe, và có thể giảm xuống còn 110 USD/tấn trong năm 2014 và 100 trong những năm sau đó.

Các nhà khai mỏ đẩy mạnh sản xuất và nguồn cung toàn cầu đang bị dư thừa. Các dự án đã được đầu tư quá nhiều và khó có thể dừng lại.

Sự gia tăng lớn về nguồn cung là do các nhà khai mỏ lớn được dự đoán sẽ mở rộng sản xuất trong năm 2015, tuy nhiên ủy viên ban quản trị của Standard & Poor, Megan Johnston tin rằng những phần dư thừa sẽ được thị trường hấp thụ trong năm 2014.

Các chuyên gia cũng nhận định khi chi phí đầu vào giảm xuống, giá thép cũng sẽ giảm theo đó.

III. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG NƯỚC:

Từ đầu tháng 4 đến nay, giá các sản phẩm thép có chiều hướng giảm do giá nguyên liệu thô giảm. Giá thép cán nóng đã giảm khá mạnh xuống còn 540 USD/tấn, giảm 100 -120 USD/tấn so với quý 1. Mức giá này đã tương đương với mặt bằng giá cuối năm 2012. Như vậy là những doanh nghiệp đã nhập khẩu nguyên liệu đầu vào ở thời điểm giá cao trong quý I, có giá bình quân hàng tồn kho cao sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Tiêu thụ nội địa hiện rất khó khăn mặc dù giá đã giảm trong khi cạnh tranh với hàng Trung Quốc rất gay gắt. Thị trường bất động sản hiện vẫn “đóng băng” vì gần như không có dự án triển khai mới. Gói cho vay ưu đãi với các dự án nhà ở xã hội tới đây chỉ có thể tiêu thụ hàng tồn kho và những dự án đang mắc kẹt.

Theo Bộ Xây dựng, lượng thép sản xuất của toàn ngành trong tháng qua đạt khoảng 270.000 tấn, tăng 13.000 tấn so với tháng trước đó nhưng giảm 80.000 tấn (20%) so với cùng kỳ. Riêng lượng thép tồn kho tính đến nay còn khoảng 330.000 - 350.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thép nhập khẩu tính đến nay đạt 800.000 tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy đã giảm nhưng lượng thép nhập khẩu vẫn còn khá cao so với sản lượng thép và tiêu thụ trong nước.

Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành thép cho biết, một lượng thép hợp kim lớn của Trung Quốc nhập vào Việt Nam đã được “hóa trang” thành thép xây dựng để hưởng thuế suất 0%, sau đó bán với giá thấp hơn giá thép xây dựng trong nước đã gây sức ép lớn đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước. Chưa kể, các doanh nghiệp Trung Quốc luôn có một lượng thép dư thừa rất lớn luôn sẵn sàng tràn vào Việt Nam với giá rẻ và chỉ yêu cầu bên mua ký quỹ 10% - 30% là cho nhập khẩu trả chậm. Trong khi đó, tính đến thời điểm này, các doanh nghiệp thép vẫn chưa tiếp cận được nguồn lãi suất thấp cũng như chưa có tác động cải thiện nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa với sản phẩm thép.

Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp thép đã tung ra chiến lược giảm giá bán để cạnh tranh. Chỉ riêng trong tháng 5, hàng loạt doanh nghiệp phải giảm giá bán tới 3 lần, xuống thấp hơn giá vốn nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện. Ngành thép còn đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức do một số nước châu Mỹ, châu Âu đang áp dụng thuế chống phá giá với thép xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều nước còn ban hành thủ tục rườm rà, kéo dài thời gian nhằm hạn chế nhập khẩu với mục tiêu bảo hộ các doanh nghiệp nội địa.

Nguồn: Vinanet