Tại Hội nghị của các tập đoàn sản xuất thép toàn cầu diễn ra ngày 9/4 ở thủ đô London (Anh), Hiệp hội thép thế giới (WSA) dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm nay chỉ tăng 3,1%, dự kiến khoảng 52 tỷ tấn, thấp hơn so với mức tăng trưởng 3,6% năm 2013.
http://www.nguyenminhq7.com/plugins/editors/ckeditor/plugins/readmore/images/readmore.gif?t=C3HA5RM); clear: both; display: block; float: none; width: 901px; border-top-color: rgb(255, 0, 0); border-top-width: 1px; border-top-style: dotted; border-bottom-color: rgb(255, 0, 0); border-bottom-width: 1px; border-bottom-style: dotted; height: 5px; background-position: 50% 50%; background-repeat: no-repeat no-repeat;">
Theo phóng viên TTXVN tại London, tốc độ tăng trưởng của ngành thép toàn cầu chậm lại trong năm nay là do nhu cầu của Trung Quốc, nước sản xuất và cũng là nhà tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, giảm xuống một nửa.
Dự báo của WSA cho thấy Trung Quốc đã chấm dứt giai đoạn tiêu thụ nhanh chóng khi nhu cầu cho mặt hàng thép của quốc gia này dự kiến chỉ tăng 3% trong năm nay, lên 721 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái. Năm 2015, nhu cầu thép của Trung Quốc dự kiến tiếp tục giảm nữa, xuống chỉ còn đạt mức tăng trưởng 2,7%.
Về vấn đề này, ông Edwin Basson - Tổng Giám đốc WSA nhận định, nhu cầu thép "hạ nhiệt" ở Trung Quốc cùng tình hình bất ổn chính trị ở một số nền kinh tế đang nổi khác sẽ khiến ngành thép toàn cầu chỉ đạt tốc độ "tăng trưởng vừa phải" - khác xa so với giai đoạn đầu những năm 2000 khi nhu cầu thép toàn cầu đạt mức tăng trưởng hơn 6% trong sáu năm liên tiếp.
Ngoài Trung Quốc, nhu cầu thép cũng đang giảm dần tại tất cả các nền kinh tế đang nổi, với mức tăng dự kiến 3,2% trong năm nay, giảm so với mức 5,1% của năm ngoái. Điều đó phản ánh những vấn đề cơ cấu ở các nền kinh tế này.
Xu hướng giảm cũng có khả năng tác động tới các công ty sản xuất thép như ArcelorMittal và Tata Steel (Ấn Độ), Hebei và Baosteel (Trung Quốc), Posco (Hàn Quốc) và Nippon Steel (Nhật Bản).
Tuy nhiên, trong khi nhu cầu về mặt hàng này ở các nền kinh tế trên giảm, tăng trưởng tại các nước phát triển trong năm nay lại được dự báo tăng 2,5% so với năm ngoái.
Cụ thể, nhờ hoạt động xây dựng và chế tạo, nhu cầu thép ở Mỹ có khả năng phục hồi mạnh mẽ lên mức 4%, đạt 99,4 triệu tấn, và tại châu Âu tỷ lệ dự kiến này sẽ tăng lên 3,1% trong năm nay. Sự phục hồi này sẽ có thể mang lại lợi nhuận cho nhiều công ty thép, đặc biệt là những công ty có trụ sở tại châu Âu như ThyssenKrupp.
Theo WSA, nhiều khả năng nhu cầu thép toàn thế giới trong hai năm tới sẽ phụ thuộc vào các nền kinh tế phát triển hơn là các nền kinh tế đang nổi, khác với xu hướng tăng trưởng trong một vài năm gần đây./.
Nguồn tin: Vietnam+