logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

Dự báo năm 2015 sẽ tiếp tục là thời gian nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp thép trong nước do sản lượng vượt quá nhu cầu và thép nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc gây sức ép lên thị trường trong nước.

Theo những người làm việc trong ngành thép, thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo từ Trung Quốc vẫn ồ ạt nhập vào, trong nước nhiều loại thép rơi vào tình trạng cung vượt cầu, thép từ thị trường Nga cũng đang chực chờ nhập vào Việt Nam theo lộ trình ưu đãi thuế quan nên các doanh nghiệp sản xuất thép sẽ tiếp tục có một năm vất vả.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm nay (16-12), ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt khẳng định thời gian tới, nếu thuế nhập khẩu thép từ Nga về Việt Nam giảm theo hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh thuế quan (VCUFTA) thì chắc chắn các nhà sản xuất thép trong nước sẽ thêm điêu đứng.

Thép từ Nga ...

Theo phân tích của ông Thái, khả năng thép Nga tăng lượng nhập vào Việt Nam rất dễ xảy ra bởi Nga lâu nay vốn có lợi thế về sản xuất thép, với tổng sản lượng đứng thứ 5 toàn cầu (hơn 70 triệu tấn/năm) với chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, công nghệ cao hơn Việt Nam …

Còn theo ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lâu nay thép từ Nga nhập vào Việt Nam chủ yếu là thép tấm, thép lá, thép hình … vốn trong nước chưa sản xuất được chứ hầu như không có thép xây dựng.

Cũng có ý kiến cho rằng các nhà sản xuất thép Việt Nam không nên quá lo lắng về thép nhập từ Nga bởi hiện nay thép Nga vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% lượng thép nhập khẩu của Việt Nam, nếu giảm thuế thì dự kiến tỷ lệ này sẽ chỉ tăng lên từ 10 – 12%.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Đỗ Duy Thái thì trước biến động mất giá của đồng tiền Nga (đồng rúp) cộng với những lợi thế từ hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakshtan thì rõ ràng khả năng thép Nga nhập khẩu ồ ạt hơn và bóp nghẹt doanh nghiệp trong nước là điều hoàn toàn sớm xảy ra.

... và từ Trung Quốc

Trong khi đó, một khó khăn khác cũng không hề nhỏ mà các nhà sản xuất thép trong nước đang đối mặt trong lúc này chính là phải cạnh tranh với thép xây dựng được nhập từ Trung Quốc. Chỉ riêng thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn đang tăng đột biến, ước cả năm 2014 có thể lên đến 550.000 – 600.000 tấn.

Trong một văn bản gởi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hồi cuối tháng 11-2014, Chủ tịch VSA Hồ Nghĩa Dũng đã phải lên tiếng :"Sau hơn 5 tháng thực hiện, hiệp hội thép nhận thấy việc thực hiện thông tư 44 đối với việc nhập khẩu thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo chưa được thực thi hiệu quả".

Ông Dũng cho rằng với chính sách của Chính phủ Trung Quốc về hoàn thuế VAT của mặt hàng thép hợp kim xuất khẩu (từ 7 - 13%), có khả năng lượng thép dây cuộn chứa Bo nhập về Việt Nam vẫn sẽ tăng trong những năm tới.

Theo thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu thép các loại lên đến 10,52 triệu tấn, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 11 vừa qua trên thị trường thế giới giá nguyên liệu thép tiếp tục có xu hướng giảm, giao dịch ít đi. Chẳng hạn như thép phế giảm 5 – 10 đô la Mỹ/tấn so với cuối tháng 10; giá phôi thép chào tại thị trường Đông Nam Á cũng giảm từ 10 – 20 đô la Mỹ/tấn so với cuối tháng 10 …

Thêm áp lực thép trong nước

Như vậy, trước sự giảm giá liên tục của nguyên liệu đầu vào trên thế giới và lượng thép nhập khẩu ngày càng tăng, hầu hết các doanh nghiệp thép trong nước buộc phải giảm giá bán. Doanh nghiệp khu vực phía Bắc giảm từ 200.000 - 350.000 đồng/tấn, miền Nam giảm khoảng 100.000 đồng/tấn và tăng chiết khấu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Theo VSA, hiện nay tổng năng lực sản xuất ngành thép Việt Nam lên đến 22 triệu tấn, gồm thép xây dựng (10,8 triệu tấn/năm); thép ống hàn (2,11 triệu tấn); tôn mạ các loại (4 triệu tấn); thép tấm cuộn cán nguội (4,8 triệu tấn) … Hầu hết các chủng loại thép đều có công suất và sản lượng vượt gấp đôi so với nhu cầu tiêu thụ trong nước. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một số loại thép trong nước chưa sản xuất được như thép tấm cuộn cán nóng, thép hợp kim …

VSA dự báo năm 2015 nhu cầu tiêu thụ thép trong nước vẫn chưa thể tăng nhiều: thép xây dựng đạt gần 5,97 triệu tấn (tăng 8% so với năm 2014); thép ống đạt 1,36 triệu tấn (tăng 15%); tôn mạ đạt 3,25 triệu tấn (tăng 15%); thép tấm cuộn cán nguội đạt 3 triệu tấn (tăng 15%). Tổng thể, VSA dự báo cả ngành thép năm 2015 sẽ có mức tăng trưởng 11,8% so với năm 2014.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành thép trong nước thời gian tới, VSA mới đây đã kiến nghị các bộ ngành chức năng tiếp tục rà soát các dự án thép nhằm loại bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả, tránh đầu tư tràn lan gây mất cân đối cung cầu thép trong nước.

Nguồn tin: KTSG