logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

Tình trạng đầu tư tràn lan trong ngành thép đang bộc lộ mặt trái của nó càng lúc gàng gay gắt khi công suất của nhiều loại như phôi, thép xây dựng, thép tấm cán nguội, ống thép, tôn mạ và sơn phủ màu đến nay đã vượt nhu cầu từ 1,5 đến 2 lần, kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng cả nước trong năm 2015 dự báo gần 6 triệu tấn, nhưng công suất thép xây dựng của các nhà máy trên cả nước hiện lên đến 11 triệu tấn, vượt gần gấp đôi nhu cầu, theo số liệu về tình hình sản xuất ngành thép trong nước năm 2014 được Bộ Công Thương đưa ra mới đây.

Không chỉ có thép xây dựng, tình trạng cung vượt từ 1,5 – 2 lần nhu cầu sử dụng cũng xảy ra đối các nhà sản xuất phôi thép, tôn mạ và tôn phủ màu. Cụ thể công suất phôi thép là 10 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ 5,5 triệu tấn/năm, công suất tôn mạ và sơn phủ màu đạt 2,5 triệu tấn/năm nhưng tiêu thụ chỉ khoảng 1,3 triệu tấn/năm.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm nay (12-1), chuyên gia ngành thép Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết nguyên nhân chủ yếu của tình trạng cung vượt cầu là do trước đây nhiều địa phương chạy đua cấp phép dự án thép tràn lan, không tuân theo quy hoạch ngành thép.

“Thời tôi còn là chủ tịch, Hiệp hội Thép đã nhiều lần kiến nghị các bộ ngành, địa phương nên kiểm soát, không nên chấp thuận bừa bãi các dự án thép sẽ gây ra mất cân đối cung cầu. Đầu tư ồ ạt đến độ mất cân đối cung cầu cũng là sự lãng phí về mặt đầu tư xã hội,” ông Cường cho hay.

Hậu quả của tình trạng cung vượt cầu, theo ông Cường, đã khiến cho nhiều doanh nghiệp trong vài năm gần đây phải rút khỏi các dự án thép bởi tiềm lực tài chính yếu, công nghệ thấp nên giá thành cao, khó cạnh tranh. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn, đủ tiềm lực vốn và đầu tư công nghệ cao hơn nên chất lượng tốt hơn, xuất khẩu được là có thể trụ lại.

“Dù ngành thép năm qua có tăng trưởng hơn 10% so với năm 2013, nhưng cũng có nhiều anh kêu lỗ, dẹp bỏ sản xuất. Khu vực phía Bắc do cạnh tranh khốc liệt hơn nên số nhà máy thép bị đóng cửa nhiều hơn,” ông Cường cho biết thêm.

Trong một văn bản gởi Bộ Công Thương cuối năm 2014, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), kiến nghị Bộ Công Thương cần tăng cường rà soát các dự án thép nhằm loại bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả, tránh đầu tư tràn lan gây mất cân đối cung cầu thị trường thép trong nước.

Đại diện VSA cũng kiến nghị bộ ngành liên quan xây dựng các hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật kiểm soát, ngăn chặn việc nhập khẩu tràn lan các loại thép trong nước đang dư thừa công suất.

Nguồn tin: Satthep.net