logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

Giá thép cây tại Việt Nam vẫn trong xu hướng bình ổn, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ đã suy yếu do mùa mưa đang tới gần. Giá có thể giảm nhẹ trong thời gian ngắn tới.

Một nhà máy tại Vĩnh Phúc cho biết, giá thép cây JIS SD 390 phi 12-32mm là 11 triệu VND/tấn (505 USD/tấn) chưa tính VAT, không đổi so với tuần trước. Giá trung bình phôi thanh là 8 triệu VND/tấn (367 USD/tấn) chưa tính VAT trong tháng qua. Tuy nhiên, giá đã giảm nhẹ do vài thương nhân tập trung đẩy mạnh doanh số bằng chiết khấu. Nếu giá phôi thanh giảm, giá thép cây sẽ giảm theo sau đó.

Dự kiến, thị trường sẽ tiếp tục trì trệ từ cuối tháng 5 đến tháng 10.

Từ đầu năm 2015, thị trường nội địa tiêu thụ mặt hàng sắt thép khá tốt, giá bán tại nguồn duy trì ổn định và nhiều dự án lớn đã khởi công. Đây là cơ hội thuận lợi để các nhà sản xuất trong nước bán lượng hàng tồn kho và tăng sản lượng. Tuy nhiên, sản phẩm sắt thép trong nước lại bị sắt thép ngoại giá rẻ cạnh tranh dành gần hết cơ hội.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng 2015, Việt Nam đã nhập khẩu gần 4 triệu tấn sắt thép các loại, với trị giá 2,3 tỉ USD, tăng 30,14% về lượng và tăng 11,16% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam nhập khẩu sắt thép chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, đạt 2,3 triệu tấn với kim ngạch 1,2 tỉ USD, tăng 79,63% về lượng và tăng 45,14% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 57,9% về lượng và chiếm 53,2% về trị giá trong tổng số.

Không chỉ cạnh tranh với thép giá rẻ Trung Quốc, gần đây doanh nghiệp thép nội địa còn cạnh tranh với thép từ Hàn Quốc, Nhật Bản nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam, trong đó cuộc cạnh tranh với thép Trung Quốc là gay gắt hơn cả. Tìm hiểu ở một số công ty xây dựng, chủ thầu hầu hết đều khẳng định, sắt thép của Trung Quốc chất lượng, kích thước phần lớn kém xa hàng Việt, nhưng vì giá rẻ nên nhiều công trình, dự án vẫn sử dụng.

Theo Bộ Công thương, sắt thép là mặt hàng Việt Nam phải chịu sức ép lớn nhất khi mở cửa. Hiện Việt Nam đã ký kết 9 hiệp định thương mại tự do và 6 hiệp định đang đàm phán, dự kiến sẽ được ký kết trong cuối năm 2015. Với những mặt hàng Việt Nam đang nhập khẩu nhiều thì đây là thách thức lớn.

Thế giới

Trên thị trường thế giới, giá thép cây Bắc Âu bình ổn dựa trên giá phế ổn định sau 2 kỳ nghỉ lễ vào cuối tuần kìm hãm giao dịch. Giá phế châu Âu tăng nhẹ 2-5 Euro/tấn trong tháng 5 giúp các nhà máy có động lực tăng giá chào bán.

Tại Pháp, giá mua vẫn quanh mức 185-190 Euro/tấn đã tính phí giao hàng cơ sở (435-440 Euro/tấn đã tính phí thực tế).

Platts cũng giữ giá thép cây Châu Âu tại mức 425 Euro/tấn xuất xưởng thực tế, không đổi kể từ ngày 8/5.

Thông tin liên quan

+ Số liệu từ Hanwa Co, tồn kho thép tấm, HRC và CRC nhập khẩu tại hai cảng chủ chốt Tokyo và Osaka hồi cuối tháng 4 giảm 10.000 tấn (tức 5,7%) so với cuồi tháng 3 còn 166.000 tấn. Theo Liên đoàn sắt thép Nhật Bản, cả nước đã nhập khẩu 117.809 tấn HRC trong tháng 3, giảm 6% so với tháng 2 và 34% so với năm ngoái, trong khi CRC tăng gần 9% so với tháng 2 và 1% so với 2014 đạt 79.812 tấn.

+ Theo Bộ Thương mại Thái Lan, Thái Lan đã kéo dài thời gian áp mức thuế chống bán phá giá 3.45%-128.11% lên HRC và tấm mỏng không chứa hợp kim được nhập khẩu từ 14 nước thêm 5 năm nữa, áp dụng từ ngày 23/5/2015. Mức thuế chống bán phá giá này là dành cho thép cán nóng có mã HS 7208 và 7211, nhập khẩu từ Algeria, Argentina, Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Kazakhstan, Triều Tiên, Romania, Nga, Slovak, Nam Phi, Ukraine và Venezuela, được áp dụng đầu tiên hồi tháng 5/2003, và sau đó kéo dài thêm 5 năm nữa đến tháng 5/2009. Thuế chống bán phá giá cũng được áp dụng cho các sản phẩm cán nóng tương tự nhập từ Trung Quốc và Malaysia. Cụ thể, thép nhập từ Trung Quốc bị đánh thuế 30.91% và từ Malaysia là 23.57-42.51%, áp dụng từ ngày 11/8/2011.

+ Tiêu thụ sản phẩm thép thành phẩm của Ấn Độ trong năm tài chính 2014-15 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 76,35 triệu tấn. Tổng lượng thép của nước này (bao gồm nhập khẩu) tăng 8,3%, lên 94,37 triệu tấn. Nhu cầu thép không thay đổi, do các dự án bị đình trệ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và bất động sản.

+ Theo số liệu được đưa ra bởi Viện thép Brazil (IABr), doanh số bán sản phẩm thép phẳng của Brazil trong tháng 4 đạt 295.900 tấn, giảm 17,2% so với cùng tháng năm ngoái. Trong khi đó, nhâp khẩu sản phẩm thép phẳng của nước này đạt 146.900 tấn, giảm 0,6% so với cùng tháng năm ngoái. Trong 4 tháng đầu năm 2015, doanh số bán thép của nước này đạt 1,28 triệu tấn, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự trữ đạt 1,09 triệu tấn tính đến cuối tháng 4, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn tin: Vinanet